Khám phá miền Tây mùa nước nổi

Khi nhắc đến Miền Tây người ta nghĩ ngay đến mùa nước nổi. Đấy gần như là một biểu tượng của vùng quê yên bình này. Hình ảnh cả vùng Tứ Giác Long Xuyên ngập trong mùa nước nổi tưởng chừng như mang một màu buồn khó tả. Nhưng không, mùa nước nổi lại chính là cơn mưa trong ngày nắng hạ giúp cho vùng đất này hồi sinh. Cùng Phượt Châu Âu tìm hiểu về nơi này nhé.

Đôi nét về miền Tây

Miền Tây hay còn gọi là miền Tây Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long và cũng là vùng cực Nam của Việt Nam. Miền Tây gồm 12 tỉnh: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau Đồng Tháp, Tiền Giang, Sóc Trăng, Long An, Hậu Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long) và 1 thành phố trực thuộc trung ương Cần Thơ.
Với một hệ thông kênh rạch chằng chịt, sông ngòi dày các phương tiện di chuyển bằng đường thủy cũng được phát triển một cách nhanh chóng.

Làm thế nào đến miền Tây?

Nếu bạn đi từ thành phố Hồ Chí Minh bạn có thể đi theo nhiều hướng khác nhau để đến miền Tây nhưng những cũng đường đến khám phá mùa nước nổi của miền Tây cũng có sự khác biệt đôi chút. Bạn có thể đi theo đường 10 đi về phía thị trấn Hậu Nghĩa của tình Long An và đi tiếp theo đường N2 qua các huyện Thạnh Hóa, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng đi qua những cánh đồng miên man bất tận của cùng Đồng Tháp Mười, khi mùa nước nổi về thì những cách đồng này sẽ chìm trong biển nước.
Khi bạn đi qua địa phận tỉnh Long An, bạn có thể tiếp tục hành trình của mình đến với Đồng Tháp và điểm dừng chân Xã Hồng Ngự – tiếp giáp với biên giới của Campuchia. Từ Hồng Ngư, bạn có thể đi phà để đến An Giang và kết thúc hành trình của mình là khu vực Búng Bình Thiên của huyện An Phú. Đây là cung đường đẹp nhất để bạn có thể trải nghiệm tận hưởng vẻ đẹp nổi bật của miền Tây.

Đi bằng gì đến miền Tây?

Đường hàng không: Sân bay Cần Thơ là sân bay chính của Miền Tây. Bạn có thể từ sân bay di chuyển xe khách hay các phương tiện khác để đi đến những điểm khác của miền Tây.
Đường ô tô: Bạn có thể đến Bến xe Miền Tây (địa chỉ: 395 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM), rồi mua vé đi các tuyến ở các tỉnh miền Tây.
Xe máy: Phượt bằng xe máy là một thú vui dễ thấy của dân phượt. Trước khi đi bắt buộc bạn cần kiểm tra và bảo dưỡng xe thật kỹ. Thay dầu nhớt, kiểm tra lốp xe, phải còn độ bám tốt. Các bộ phận như ắc quy, còi, đèn pha, đèn hậu, xi-nhan, bugi… cần ở trạng thái tốt nhất, xe có đủ hai gương chiếu hậu. Ngoài ra, bạn nên đem theo lốp dự phòng và bộ đồ sửa xe để sử dụng phòng khi bị hỏng ở đoạn vắng người. Một điều quan trọng khác khi đi phượt bằng xe máy là bạn phải mang đủ giấy tờ tùy thân, giấy tờ xe.

Miền Tây nên đi vào mùa nào?

Mùa nước nổi Miền Tây rơi vào tầm cuối tháng 7- tháng 10 âm lịch hàng năm. Dòng nước từ thượng nguồn sông Mêkông lại đổ về đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các tỉnh Đồng tháp, An Giang, Tứ giác Long Xuyên tạo thành một biển nước tạo nên khung cảnh vô cùng đẹp đẽ với những con sóng nước mênh mông bao trùm lên cả những cánh đồng. Mùa nước nổi là mùa bôi thu tôm cá của người Miên Tây quanh năm .
Không chỉ đem lại một sức sống mới cho bà con nơi miền Tây lam lũ, mùa nước nổi miền Tây còn mang lại sức sống cho hệ thực vật nơi đây thêm xanh tươi, thêm màu sắc mới. Đây cũng là mua chim bay về nơi đây làm tổ. Mong ước nhìn đàn chim trở về không còn xa vời nữa. Mùa nước nổi- mùa mà tất cả mọi thứ nơi miền tây dường như lột xác để sinh sôi.
Tùy theo sự biến đổi khí hậu mà mỗi năm con nước đổ về sớm hay muộn hơn 1 chút. Mùa nước nổi miền tây mang đến cho chúng ta nhiều món ăn đặc sản dân dã mà một khi đã thưởng thức sẽ chả bao giờ quên được.

Đi, ăn và chơi Miền Tây mùa nước nổi

Đi đâu miền Tây?

Làng nổi Tân Lập, Long An
Làng nổi Tân Lập hay còn được gọi là rừng tràm Tân Lập, cách trung tâm thành phồ Hồ Chí Minh tầm 100km. Đến nơi đây, bạn sẽ được tận hưởng cảm giác như lạc vào một miền cổ tích với không gian rộng lớn đủ để nghe thấy tiếng rì rào của lá, tiếng chim ca réo rắt hay cả những ánh nắng len qua tán cây tạo nên hình ảnh đẹp vô thường…

Nếu bạn là một phượt thủ hay có một niềm đam mê với những gọc chụp lạ đẹp ngỡ ngàng thì làng nổi Tân Lập là một sự lựa chọn cực kỳ lý tưởng.

Búng Bình Thiên
Búng Bình Thiên hay còn gọi là Hồ Nước Trời thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang. Theo tiếng địa phương, Búng Bình Thiên là bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian về sự ra đời của hồ này, hồ nước yên bình do ông trời ban cho.
Nếu đi từ Long An bạn đi men theo quốc lộ 30 đi về hướng Hồng Ngự, rồi theo tỉnh lộ 841 đến cửa khẩu Thường Phước nơi này bạn có thể nhìn thấy đường biên giới giữa Việt Nam và Campuchia chìm ngập trong biển nước. Từ cửa khẩu Thường Phước, bạn sẽ đi qua nhiều lần đò để đến với vùng đất Búng Bình Thiên này.Vào mùa nước nổi, Búng Bình Thiên sẽ tạo nên một làn gió mới trong bức trang miền Tây đầy ngọt ngào. Bạn sẽ cảm nhận được một cảm giác yên bình và thoáng mát giữa không gian xanh ngắt của cả bầu trời và dòng sông.

Rừng tràm Trà Sư, An Giang
Rừng tràm Trà Sư là một điểm đến quen thuộc của nhiều khách du lịch. Nó nằm cách thành phố Châu Đốc chỉ khoảng 30km, được xem là khu bảo tồn hệ sinh cảnh tự nhiên độc đáo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Rừng Tràm đẹp nhất vào mùa nước nổi với những mảng bèo cám phủ một tấm thảm xanh lên mặt nước hai bên “đường” dãy tràm vòng đôi tay che chở cho những mảng bèo này. Bạn sẽ được trải nghiệm đi thuyền ba lá xuyên cánh rừng hàng ngàn hecta, chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngỡ ngàng của những bông hoa tràm trắng nở rộ với hương thêm nhè nhẹ phảng phất đâu đây.

Núi Cấm
Đi đến An Giang mà không đến núi Cấm sẽ là một sự thiệt thòi lớn với bạn. Núi Cấm cách rừng tràm Trà Sư chỉ khoảng 30 phút đi xe máy. Núi Cấm hay còn gọi là Thiên Cấm Sơn có đọ cao 705m. Nó là một ngọn núi cao nhất trong Thất Sơn của Tỉnh An Giang.
Núi Cấm sở hữu một dáng vẻ hùng vĩ với khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh như muốn nuốt đi linh hồn du khách. Đến với Núi Cấm bạn sẽ được tham quan các công trình kiến trúc tuyệt đẹp như chùa Vạn Linh, tượng Phật Di Lặc…hoạt động leo núi Cấm khám phá các hang động hay tắm suối được nhiều du khách tham gia.

Vườn quốc gia Tràm chim
Mùa nước nổi Miền tây là mùa du lịch chính của vườn quốc giá Tràm Chim, bởi đây là mùa mà các sản vật  quây tụ, các loài chim hiếm cũng họp về đây rất đông. Khi đến với vùng đất này, bạn được tự tay thực hiện sinh kế của cư dân vùng lũ, được giăng lưới đặt lọp cá, được đi chăn trâu mùa nước nổi… Một điều quan trọng nữa là bạn có thể được chiêm ngưỡng các loài chim tập trung sinh sản với hàng ngàng tổ chim, được ngắm những đàn chim trắng cả chân trời.

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam, Cần Thơ
Thiền viện trúc lâm Phương Nam nằm tại khu di tích lịch sử Lộ Vòng Cung, ấp Mỹ Nhơn, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 15km. Đến với thiền viện Trúc Lâm Phương Nam bạn sẽ được hòa mình vào khung cảnh tuyệt đẹp và cầu an sẽ là chuyến hành hương đáng nhớ khi bạn có dịp đến với vùng đất miền Tây này. Đến với Thiền viện Trúc Lâm, bạn có thể tĩnh tâm và lòng mình trở nên bình yên hơn bao giờ hết.

Chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ
Bất cứ ai khi đến Cần Thơ đều mong muốn một lần được đến với chợ nổi Cái Răng. Bạn chỉ mất khoảng 30 phút đi từ bến Ninh Kiều sau đó ngồi tàu máy theo dòng sông Hậu bạn sẽ thực hiện được ao ước này. Chợ nổi Cái Răng thường hoạt trong khoảng từ 5h đến 9 giờ sáng, chuyên buôn bán các mặt hàng chủ yếu là nông sản, trái cây các loại, hàng hóa, thực phẩm…. Đây là một nét văn hóa rất đặc sắc ở vùng đồng bằng sông nước Cửu Long, thu hút rất nhiều du khách nước ngoài tham quan.

Chợ nổi Cái Bè, Tiền Giang
Chợ nổi Cái Bè, Tiền Giang là một trong những chợ đầu mối lớn nhất miền Tây Nam Bộ thuộc Thị Trấn Cái Bè, huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang. Chợ giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre.. Chợ là nơi diễn ra các hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa của cư dân miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Chợ nổi tiếng nhất là nơi trao đổi và là vựa trái cây lớn của tỉnh Tiền Giang, nổi tiếng với những trái cây đặc sản của vùng Tiền Giang. Nổi tiếng nhất là trái cây chuyên canh của Tiền Giang như vú sữa Lò Rèn, bưởi da xanh, khóm Tân Lập, cam, bưởi…

Chợ nổi Ngã Bảy, Hậu Giang
Chợ nổi Ngã Bảy được xây dựng từ năm 1915,còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp là một chợ nổi thuộc thị xã Ngã Bảy. Đây là chợ nổi nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân miền
Chợ nổi Ngã Bảy còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, là một chợ nổi thuộc thị xã Ngã Bảy được hình thành từ năm 1915. Đây là chợ nổi nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán đa dạng từ hàng vải, đến hàng gia cầm, thủy hải sản… tới cả đồ ăn, thức uống đều không thiếu thứ gì. Chợ nổi Ngã Bảy không chỉ là một chợ nổi đơn thuần mà nơi này còn là một điểm thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Nếu bạn đến với chợ nổi này sẽ cảm thấy bạt ngàn màu sắc của các loại trái cây, rau củ các đồ dùng sinh hoạt miền sông nước. Đặt biệt màu đỏ tươi của chôm chôm, màu tím than của măng cụt, hương vị đặc trưng của sầu riêng là nỗi nhớ khó quên của nhiều người.

Chợ nổi còn có chợ rắn, một chợ hiếm thấy ở các miền khác. Chợ Phụng Hiệp quanh năm có rắn, rùa, chim, sóc, kỳ đà… phục vụ du khách do. Bên cạnh đó, những xuồng ba lá, những ghe nhỏ xíu là: bánh cuốn nóng, phở, bánh xèo là những món đặc trưng ẩm thực phương Nam.

Ăn gì?

Miền Tây mùa nước nổi không chỉ hút bạn chiêm ngưỡng vào những không gian mới, vẻ đẹp mới, văn hóa mới mà còn là nơi bạn có thể thưởng thức các món ăn mới, món ăn đặc sản độc đáo chỉ có ở miền Tây vào mùa này. Mùa con nước về mang theo nhiều sản vật bên kia biên giới từ thượng nguồn sông MêKông đổ về trong đó có cá linh nổi tiếng. Cá chỉ to bằng đầu đũa nhưng có thể làm nguyên liệu nấu ăn cho nhiều món ngon đặc trưng khác nhau nơi này.
Món ăn đầu tiên phải là món mắm cá linh, tiếp theo là lẩu cá linh bông điên điểm với vị chua ngọt thanh khiết đặc trưng. Món cuối cùng làm từ cá linh nhất định du khách phải thử chính là cá linh khô tộ ăn với cơm trắng. Vị béo ngậy của cá quyện với vị thơm ngọt của dừa khiến món ăn dân dã này trở nên khác biệt và khó quên. Ngoài ra trong mùa nước nổi, du khách có thể thưởng thức món chuột đồng quay lu, gỏi cá sặc lá sầu đâu, bánh xèo bông điên điển…
Bông điên điển phải chọn loại nở vào mùa nước nổi mới cảm nhận được hương vị đặc trưng, đậm chất miền Tây. Người dân nơi đây thường dùng bông điên điển để ăn như một loại rau hoặc dùng để làm bánh xèo điên điển, dưa chưa, canh chua, lẩu… Bông điên điển có vị ngọt bùi, ăn giòn nên hòa quyện món nào cũng hấp dẫn. Món ăn được nhiều người nhớ đến nhất chắc phải nói đến món canh chua cá linh bông điên điển món ăn nổi tiếng chỉ có mùa nước nổi miền Tây.

Chơi gì ở miền Tây?

Khi đến với miền Tây, bạn không có nhiều những trò chơi với những công cụ hiện đại nhưng bạn sẽ được vô số những trải nghiệm, những thử thách sống khác hoàn toàn với cuộc sống hiện tại của mình. Nơi bạn có thể làm những điều mà bạn chưa từng có cơ hội để làm trước đó. Hình ảnh dẫn đàn trâu lội nước mùa nước nổi thú vị phải không ạ? Bạn cũng có thể trải nghiệm thả những màn bạc lên Búng Bình Thiên, lội nước rừng tràm bắt lươn, đánh cá hay sinh hoạt ở làng nổi Tân Lập cũng có những kỷ niệm mà bạn chẳng bao giờ quên được…